Áp lực từ cuộc sống hằng ngày cứ cuốn mọi con người chạy theo những bánh xe quay vòng của nó. Từ những chi tiết nhỏ nhặt của cơm áo gạo tiền đến sự thể hiện bản thân, tầm cao nhất của tháp nhu cầu Maslow là những cái mà con người luôn theo đuổi để đạt sự thỏa mãn bản thân. Giữa nhu cầu và sự thoả mãn nhu cầu có một khoảng cách nhất định và luôn có động lực ở giữa để rút ngắn khoảng cách đó. Thế nhưng trong quá trình đi tìm sự đáp ứng cho những mong muốn của mình, đôi lúc con người không khỏi rơi vào bế tắc, và lâu dần cảm giác đó biến thành mệt mỏi, rồi sẽ mất đi niềm tin vào cuộc sống và cuối cùng là buông xuôi, rơi xuống tận cùng của đáy vực lúc nào không hay. Vì vậy, người thông minh luôn biết cân bằng cuộc sống và tự tạo niềm vui động lực cho chính mình. Cùng đồng hành với Orchard để thúc đẩy việc tự tạo động lực làm việc cho mình nhé.

1.Suy nghĩ tích cực theo chiều hướng có lợi ích nhất:

Đặt ra các câu hỏi để phân tích lợi hại của những hành động mình gây ra có tác động thế nào đến công ty. Từ đó, bạn sẽ thấy được mình cần sẽ phải làm gì.

Khó quá, ngõ cụt rồi, muốn chạy trốn…nhưng nó là task mà bạn bắt buộc phải thực hiện trong công việc.

Hậu quả của việc trì hoãn, hoặc không hoàn thành nhiệm vụ sẽ như thế nào?

Nó ảnh hưởng thế nào đến công ty, cả các khách hàng và cả các công việc liên quan giữa các phòng ban?

Sếp sao lại giao mình công việc này, đì mình hả? Nhưng bạn có nghĩ chính những lúc khó khăn như vậy bạn mới khám phá được mình và phát triển bản thân lên tầm cao mới. Nghĩ tích cực như vậy đi bạn sẽ thấy có động lực ngay ấy.

5-buoc-lap-de-an-kinh-doanh-hieu-qua-600x392

2.Nhiệm vụ khó khăn nhất – Ngán quá! Bắt đầu nó ngay lập tức!

Bạn luôn biết được rằng mình sắp phải đương đầu với nhiệm vụ khó và cảm thấy như có một lực vô hình nào đó chắn ngang ngăn lại làm bạn chán nản. Đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang rơi vào trạng thái trì hoãn. Để thoát khỏi tình trạng này và vực dậy mình, bạn nên nhanh chóng trả lời các câu hỏi lợi hại ở trên và sau đó viết ra thời gian cụ thể, làm gì, ở đâu để hoàn thành nhiệm vụ đó. Thay vì phí thời gian nghĩ tới công việc đó khó như thế nào thì hãy tự cam kết với chính mình, chủ động sắp xếp lịch làm việc. Đầu ngày là lúc tinh thần và thể lực tốt nhất để làm những loại nhiệm vụ khó nhằn nhất. Bắt đầu ngay thôi!

3.Ghi nhận những tiến bộ của mình từ những thành công nhỏ:

Bạn có cảm thấy rằng sau khi mình giải quyết xong cái khó khăn nhất trong các nhiệm vụ thì tâm trạng của bạn luôn hào hứng vui vẻ, và có thể ước gì có thêm nó để làm cho cái hưng phấn đó càng duy trì?

Những lúc bạn nhận thức được rằng mình đang tạo ra bước tiến lớn trong nghề nghiệp hoặc nhận được lời khuyên, sự động viên giúp đỡ của người khác khi mình gặp khó khăn thì hầu như lúc đó bạn sẽ cảm thấy tích cực, và động lực đó thúc đẩy bạn tiến tới thành công.

Mỗi nhiệm vụ bạn hoàn thành dù nhỏ nhất cũng sẽ khiến bạn vui, vậy tại sao lại không tận dụng điều đó để tự giúp mình cảm thấy yêu cuộc sống và yêu công việc hơn? Thế nên, mỗi cuối ngày chúng ta nên ghi lại những công việc đã hoàn thành, thành quả của công việc đó là gì, có chỗ nào còn chưa hài lòng hoặc làm chưa tốt, để bạn có thể tập trung hơn vào mục tiêu phát triển và hoàn thiện mình. Cố gắng lên vì:

“Những thành công nhỏ sẽ tạo nên một thành công lớn”.

thanh-dat__54858_std

4.Tạo dựng thói quen thúc đẩy ý chí làm việc:

Trong mỗi người đều mong muốn thể hiện bản thân mình, muốn được xã hội công nhận mình. Vì vậy, mục tiêu làm mới hình ảnh, hình thành “giá trị” của mình là điều mà con người ta luôn hướng tới. Trong một nghiên cứu về tâm lý học, người ta phát hiện ra rằng bí quyết tạo động lực hiệu quả nhất là khẳng định giá trị cốt lõi của bản thân qua việc đặt mình vào thế bắt buộc phải tiến lên. Tuyên bố với mọi người rằng mình là người nói được làm được, nỗ lực hết mình toàn tâm toàn ý cho các công việc dù nhỏ nhất. Thành công chỉ đến nếu ta nỗ lực thực hiện những cam kết mà mình đưa ra.

kinh-doanh-1024x853

5. Tập thể dục – Liều thuốc bổ cho trí óc được khơi sáng:

Bạn có biết mỗi khi mình vận động cho dù là ít hay nhiều, với cường độ cao hay thấp thì cũng đều giúp cho máu huyết lưu thông, kích thích sự trao đổi chất và làm tăng lưu lượng khí lên não sẽ giúp bạn minh mẫn hơn? Khi đi bộ, đặc biệt là ở những nơi gần gũi với thiên nhiên, tâm hồn và đầu óc bạn sẽ thư giãn, tăng kích thích lên não bộ sẽ giúp bạn sáng tạo hơn, tập trung cho những vấn đề quan trọng. Vì vậy, mỗi ngày chúng ta sẽ tập thể dục buổi sáng khoảng 30 phút, buổi trưa vận động khoảng 15 phút, và mỗi khi thấy bế tắc chưa tìm ra hướng giải quyết cho công việc thì đi lại vài phút hít thở không khí. Tất cả nhằm mục đích tái tạo năng lượng giúp cho tinh thần tỉnh táo hơn, và khi có chế độ tập luyện đều đặn phù hợp sẽ giúp bạn rèn luyện ý chí nghị lực của mình nữa.

benh-tri-co-tai-phat-khong2

6. Nguồn cảm hứng – Bạn đã để quên nó ở chỗ nào rồi?

Tại sao bạn lại làm công việc này?

Bạn đang muốn nhắm tới mục tiêu hay thành tựu gì?

Ai hay điều gì đã khơi nguồn hứng thú của bạn?

Bất kỳ ai cũng đều thấy vui vẻ hay say mê vào công việc mình thích nhất. Bạn sẽ luôn tràn đầy sinh lực ngay cả lúc đối mặt với khó khăn. Do đó, mục đích ban đầu cho công việc là cái bạn cần suy ngẫm lại mỗi khi chán nản.

hoai-bao

7.Tìm lại sự hứng khởi qua những nơi chốn quen thuộc:

Có những nơi bạn luôn thích đến vì nó làm bạn cảm thấy thân quen và thoải mái. Và chỉ có ở đó bạn mới có cảm giác mình là chính mình. Bạn có nên biến chỗ đó thành lãnh địa của bạn, không gian chỉ của riêng bạn, là nơi bạn tìm về mỗi khi mệt mỏi? Phải đó, biết đâu khi thoát ra gút mắc tạm thời, để công việc qua một bên, làm những cái không liên quan thì chúng ta lại tìm thấy những ý tưởng mới và bắt lại nhịp độ thì sao? Giống như cách suy nghĩ ngoài chiếc hộp hay là lật ngược vấn đề, tìm về nơi khơi thông sự sáng tạo của bạn cũng là một cách tạo động lực tốt.

thu-gian-tuyet-voi-cung-nhac-piano-nhe-nhang-sau-lang-hinh-anh-1

8. Thay đổi tâm lý qua những hành động nhỏ:

Một người bạn của mình đã từng kể lại rằng: “Khi thấy nhân viên đang lơ là công việc, mình thường di chuyển chỗ ngồi đến gần các nhân viên ấy. Thật ra, lúc đó mình cũng đang không tập trung. Nhưng mình thấy cách này có hiệu quả. Vì khi di chuyển đến gần họ, mình trưng ra thái độ đang chú tâm làm việc rất nghiêm túc. Họ nhìn thấy sếp mình đang nghiêm túc làm việc như vậy mà họ lại ngồi chơi thì thật áy náy. Thế là họ quay lại chú tâm làm. Họ làm thì mình cũng vì thế mà tập trung lại”. Thật ra bạn mình đã áp dụng cách tạo hiệu ứng tâm lý khá tốt, điều này cũng đã được chứng minh qua các nghiên cứu quốc tế. Chỗ ngồi đó đang khiến bạn uể oải, thay đổi tư thế cũng sẽ giúp bạn thay đổi hành vi của mình. Tạo hình tượng gương mẫu trước người khác để mọi người ngưỡng mộ là một tâm lý mà ai cũng có. Và một điều nữa là chúng ta thường bắt chước một cách vô thức điệu bộ, tác phong, các hành vi khác từ những người xung quanh. Khiến cho chính mình và cả những người khác trở lại với sự tập trung ban đầu chỉ qua vài bước nhỏ. Cũng đơn giản mà, phải không?

van-hoa-cong-so-cua-nguoi-nhat

Hy vọng vài cách tự tạo động lực trên sẽ giúp các bạn lấy lại hứng thú trong công việc một cách nhanh và hiệu quả nhất.