Kem chống nắng được ví như là một công cụ trong kho vũ khí làm đẹp của bạn. Muốn làm đẹp hiểu quả hơn thì việc cập nhật thông tin, kiến thức mỗi ngày là vô cùng quan trọng. Về kem chống nắng, có nhiều sự thật ít được biết đến về kem chống nắng này sẽ giúp bạn nhìn nhận đúng hơn về việc chăm sóc, bảo vệ da với kem chống nắng. Cùng Orchard tìm hiểu ngay nha.

Có cần phải thoa kem chống nắng sau 2 tiếng không?

Mình thường đọc rất nhiều bài viết về kem chống nắng, và kể cả ở phần nhãn sản phẩm cũng khuyên rằng nên thoa lại kem chống nắng sau 2 tiếng hoạt động, đặc biệt là khi hoạt động ngoài trời, bơi lội, thể thao,… Tuy nhiên, thực tế hầu hết mọi người đều rất lười thoa đi thoa lại kem chống nắng, nhất là khi có thêm lớp makeup, không ai “siêu nhân” tới mức lau lớp makeup rồi thoa lại kem chống nắng đúng không nè. Điều này quá sức vô lý và chưa một nghiên cứu nào chứng minh việc thoa kem chống nắng nhiều lần trong một ngày là tốt cho da và bảo vệ da tối đa hết.

Nhưng vì đâu lại có quan niệm này, Các nghiên cứu cho thấy hầu hết mọi người thoa không đủ lượng kem chống nắng, điều đó có nghĩa là chỉ số SPF thực tế họ thoa lên da có thể thấp hơn rất nhiều so với mức quy định. Vì vậy, lời khuyên thoa kem chống nắng sau mỗi 2 tiếng chỉ nhằm thoa đủ lượng kem chống nắng, để da được bảo vệ tốt hơn.

Có nên thoa nhiều lớp sản phẩm chống nắng hay không?

Thoa một lớp kem dưỡng ẩm có SPF chống nắng và thoa thêm một lớp kem chống nắng chồng lên thường khuyên là rất hại da. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào công nhận điều này. Chỉ là bạn không thể cộng dồn SPF của các sản phẩm lại với nhau và cho rằng mình đang được bảo vệ bởi tổng SPF. Còn thoa nhiều lớp kem chống nắng hay dưỡng ẩm chống nắng lại với nhau vẫn là biện pháp hữu hiệu cho làn da đó nhé.

Image result for lượng kem chống nắng chuẩn

Tùy theo sự thích nghi của làn da, thoa các lớp mỏng kem chống nắng thì làn da được bảo vệ rất tốt đấy nhé.

Kem chống nắng không bảo vệ da khỏi mọi tác hại của ánh nắng mặt trời

SPF bảo vệ da khỏi tia UV, nhưng không hoàn toàn bảo vệ da khỏi tất cả các tổn thương do mặt trời gây ra. Các tia cực tím cũng tạo ra các gốc tự do gây tổn hại DNA và tế bào da, đẩy nhanh quá trình lão hóa da và có thể gây ung thư da. Kem chống nắng có thể làm giảm những tác hại xấu này, nhưng không hiệu quả như chúng ngăn ngừa cháy nắng. Mọi người có thể gặp vấn đề xấu về da nếu họ chọn một loại kem chống nắng có khả năng chống tia UVA kém, bôi quá ít hoặc bôi lại không thường xuyên. Các công ty chống nắng thường bổ sung các chất tăng cường SPF có tác dụng ức chế cháy nắng nhưng có thể không bảo vệ khỏi các ảnh hưởng xấu khác.