Dưới đây là 10 lầm tưởng về nước hoa

  • Nước hoa ở VN toàn là đồ giả

Sai: Lý do là có đồ giả quá nhiều kể cả hàng trong TTTM khiến nhiều người nghi ngại. Tuy nhiên, vẫn có nguồn hàng authentic để mua.

Hay thấy “nước hoa Sing” là hàng fake từ Tàu chứ Singapore không sản xuất nước hoa. Tuy nhiên không phải cứ hàng mua từ Singapore là fake.

  • Hàng Pháp tốt hơn

Công thức như nhau, quy trình như nhau thì thành phẩm ra chả khác gì nhau. Lý do cảm thấy hàng Pháp tốt hơn vì tâm lý.

Fact: Chanel có nhà máy sản xuất nước hoa ở Mỹ. Mua trực tiếp từ chanel.com có cả Made in France lẫn Made in USA, mùi chả khác gì nhau.

Fact: Dolce&Gabbana có hàng Made in Italy, Made in Germany.

Fact: hàng ở châu Âu đang phải pha loãng một số nguyên liệu vì tuân thủ IFRA, hàng ngoài châu Âu thì không bị pha loãng https://muaj.tumblr.com/image/82700474783

2bis. Cùng loại, hàng Pháp đắt hơn thì phải tốt hơn chứ?

Ví dụ so với Mỹ. Lý do giá Pháp đắt hơn chỉ là thuế nước hoa Pháp 19.6%. Thuế nước hoa ở Mỹ thấp hơn. Chi phí bán lẻ trên mỗi chai ở Pháp cao hơn ở Mỹ.

  • Nước hoa đắt hơn có mùi tốt hơn

Sai.

Thứ nhất, nước hoa đắt chủ yếu do thương hiệu, chi phí cho nhà bán lẻ, bao bì. Thứ hai, nước hoa phụ thuộc vào cảm nhận của mỗi người. Nếu ngửi blind không biết tên thì đôi khi một chai giá thấp hơn lại có thể được ưa chuộng hơn một chai giá cao.

Ví dụ: tác giả đánh giá một chai Jovan 88ml giá 168,300đ (một trăm sáu mươi tám nghìn ba trăm đồng) cao hơn vài chai Guerlain Exclusive giá 5tr6.

Tuy nhiên, nếu dùng nước hoa đắt hơn có placebo effect làm người sử dụng tự tin hơn thì cũng là một yếu tố đáng xem xét.

  • Hàng rẻ chắc là fake rồi chứ ngay cả mua ở Pháp cũng không có giá đó

* Thuế nước hoa Pháp 19.6%, nếu xuất khẩu hoặc bán ra ngoài EU thì được waive khoản thuế này.

* Chi phí cho nhà bán lẻ chiếm xấp xỉ 50% giá thành nước hoa. Nếu có cách không đi qua kênh bán lẻ truyền thống luxury thì giá giảm còn phân nửa.

* Các nhà bán lẻ lớn (Sephora, Barney, Harrods, David Jones…) có chính sách thải hàng ra sau một thời gian ví dụ 2 năm. Hàng này sẽ được đẩy ra các công ty chuyên bán giảm giá (discounter). Ví dụ: có lúc CK One đổ đống ngay trong TTTM bán $10/chai.

* Ngoài ra, các discounter gom hàng authentic từ thanh lý dọn cửa hàng (liquidation sale). Ví dụ: Zalora lấy hàng từ Vân Ly, Vân Ly lấy từ elytis; Vân Ly muốn thanh lý để dẹp luôn nên để Zalora giá rất rẻ.

* Gom hàng số lượng lớn có chiết khấu cao. Nước hoa là sản phẩm R&D một lần và ăn nhờ số lượng nên có thể chiết khấu rất cao, đôi khi 50%. Chi phí cho nguyên liệu chiếm 1-2%, chi phí bao bì 3-6%, chi phí trực tiếp sản xuất chia per unit ra không quá 5%. Các đầu tư một lần (capital expenditure) như nhà máy nếu dùng lâu và nhiều thì khấu hao hết, chi phí cho perfumer cũng armotize hết. Vì giá vốn hàng bán (cost of goods sold) không quá 15% giá thành nên chiết khấu nhiều được.

* Cách tà đạo nhất chắc là CC. Tác giả tránh những nguồn hàng liên quan vì vấn đề đạo đức.

Tác giả không phải thương gia nên chỉ biết nhiêu đó. Thương gia chắc chắn biết nhiều hơn để có hàng giá tốt.

Tóm lại mua discount vẫn được hàng authentic. Tuy nhiên, mua hàng grey market, hàng discount sẽ dễ gặp hàng cũ. Hàng cũ không phải là vấn đề, vấn đề nằm ở chỗ bảo quản đúng cách không. Ngay cả nước hoa ở TTTM để ngay dưới ánh đèn vàng nóng liên tục cũng là bảo quản sai rồi.

  • Sao chai này tên lạ vậy, fake phải không?

Chuyện thật xảy ra ở David Jones (TTTM luxury nhất Úc) và ở Việt Nam khi bạn sales nghe hỏi về Dior Ambre Nuit, Chanel Bois des Iles.

Các hãng ngoài bộ phân phối rộng (mass market) còn có hàng exclusive phân phối giới hạn.

Ngoài các thương hiệu nổi tiếng thường được biết, thế giới nước hoa niche, indie có cực kỳ nhiều thương hiệu lạ hoắc. Xem thử vài thương hiệu lạ tác giả đã thử mùi qua nhiều hơn một mùi ở đây: https://muaj.tumblr.com/post/48839928412/yay-or-nay-nuoc-hoa-kho-kiem-phien-dien-1

Không nhất thiết nhân viên đứng quầy bán là có hiểu biết về nước hoa, hoặc thích nước hoa như lúc họ trả lời phỏng vấn xin việc.

  • Chanel là nhất trong mảng nước hoa

Chanel có thể là thương hiệu nổi tiếng nhất về nước hoa nhờ danh tiếng của No. 5.
Nhưng nếu ngửi blind thì chưa chắc. Tương tự cho Hermès. Chỉ vì Hermès bán túi giá quá cao không có nghĩa nước hoa Hermès cũng hay theo.

Fact: nước hoa và dầu gội đầu dùng chung nhà máy sản xuất của vài công ty con của Procter&Gamble.
Thêm nữa, nước hoa là thứ không có cái logo to oành (như chữ Lờ Vê) chọc vào mắt người xung quanh nên wear vì thương hiệu chả có ý nghĩa gì. Nếu wear một mùi không hợp với chemistry cơ thể thì lại hại thêm.

Tiết lộ: trong số các thương hiệu đã mua kể cả mass market và niche market thì tác giả có nhiều chai Chanel nhất, nhưng thích vì mùi chứ không (nhất thiết) vì thương hiệu.

Chuyện vui không liên quan: xách cái túi thương hiệu đắt tiền chưa chắc gây ấn tượng được với những người hiểu về da.

  • Việt Nam không sản xuất được nước hoa nào ra hồn

Tác giả đang có 5 chai nước hoa made in Vietnam (không phải Miss Saigon, không phải Mỹ Tâm). Theo tác giả, vấn đề lớn nhất của nước hoa VN là làm thương hiệu và bao bì.

Nếu ngửi blind, có thể có người sẽ đánh giá vài chai nước hoa Việt Nam không thua gì vài chai Dior.

  • Nước hoa xịn là phải bám lâu toả mạnh

Không nhất thiết.

* Do công thức, có nhiều chai xịn hay đắt nhưng chả bám bằng những chai thương hiệu thấp hơn. Nhóm green và nhóm citrus bay hơi nhanh hơn hẳn nhóm animalic. Nước hoa mùi green chủ đạo sẽ bay hơi nhanh. Sự bay hơi nhanh thường được perfumer giảm thiểu bằng cách cho các nguyên liệu nặng, bám như musk, cedarwood vào nhưng cũng khó kéo dài được quá lâu. Tuy nhiên, cũng có những perfumer dùng các cách làm cho mùi citrus (ví dụ Le Labo Limette 37) bám rất lâu bằng cách dùng oil như kiểu Ả Rập.

* Độ bám phụ thuộc phản ứng nước hoa với cơ thể (chemistry).

* Độ bám phụ thuộc vào độ ẩm của da. Da khô dễ bay hơn.

* Độ nhạy với nước hoa phụ thuộc thời tiết. Khi nhiệt độ cao tương đương electron di chuyển nhanh hơn, phân tử mùi toả ra tốt hơn.

* Độ nhạy với mùi phụ thuộc độ nhạy của mũi. Có người này nhạy hơn người khác.

* Độ nhạy với mùi phụ thuộc sức khoẻ. Khi ốm/đau/bệnh/sick thì độ nhạy giảm đi đáng kể. Khi mệt vì nóng thì lại ít nhạy đi hẳn.

* Cơ thể có hiện tượng quen mùi. Khi gặp mùi lạ sẽ ngửi thấy (bản năng loài thú để cảnh giác) và sau vài chục phút thì não sẽ giảm xử lý kích động mùi đó đi (vì thấy không phải mối nguy hiểm đe doạ tính mạng). Hệ quả là sau khi xịt ít lâu không còn nghe mùi nhưng thật ra mùi vẫn toả cho người xung quanh.
=> Ngửi một chai thấy ít bám rồi bảo là hàng fake đôi khi oan uổng. Có thể đó là chai authentic bảo chất bám không lâu, có thể chai authentic bảo quản không tốt, có thể chỉ là do mình quen mùi.

  • Phải dùng hết nước hoa trước khi nó hết hạn. Ở cực khác: nước hoa xịn để càng lâu càng thơm giống rượu

Sai.

Nước hoa nếu bảo quản tốt để được lâu hơn hạn sử dụng ghi trên chai. Bảo quản nước hoa là vấn đề riêng, tóm gọn lại 4 chữ phải tránh: thay đổi nhiệt độ, nhiệt độ cao, độ ẩm, ánh sáng.

Tuy nhiên ngoài vấn đề bảo quản thì các phản ứng hoá học vẫn tiếp tục diễn ra trong chai khi đã xuất xưởng nên một chai để lâu mùi khác chai mới khui.

Để nước hoa lâu quá thì lại có rủi ro về bảo quản.

Fun fact: nhiều chai Chanel trước WW2 bán giá $2000
Fun fact: liquor để lâu được chứ wine thì không phải càng lâu càng ngon.

  • Nồng độ càng mạnh càng tốt

Sai.

Thứ nhất, EDT và EDP và extrait của cùng một tên chai có thành phần khác nhau. Thông thường có khoảng 100 nguyên liệu khác nhau trong một chai (các thành phần thường đọc được từ chai đã được tóm gọn cho dễ hiểu chứ không ai khai công thức chính xác ra cả). Khi đi từ EDT lên EDP thì không chắc là tỉ lệ của 100 nguyên liệu này được giữ nguyên mà sẽ thay đổi, đôi khi bỏ hẳn vài chất và thêm vào chất khác. Ví dụ đơn giản nhất: hãy ngửi Narciso Rodrugiez for her EDT và Narciso Rodriguez for her EDP ở Diamond sẽ thấy khác nhau hẳn về mùi – tác giả và vài chuyên gia đánh giá Narciso Rodriguez trong Diamond là hàng authentic nên yên tâm.

Thứ hai là vấn đề bám toả. Dầu bám, cồn toả. Tinh dầu là thứ làm nước hoa bám vào da. Cồn dễ bay hơi, mang theo các phân tử mùi toả ra không khí để làm nên độ toả. Bạn cần nước hoa bám bao lâu? Theo trải nghiệm của tác giả, nhiều chai EDP bám được đủ một ngày làm việc là đủ rồi, không cần phải đặc hơn. Ví dụ: Xerjoff, Nasomatto, Slumberhouse bám đến hơn 16 tiếng là quá thừa. Khi đi từ EDP lên extrait thì tỉ lệ dầu / cồn tăng lên, sẽ tăng độ bám nhưng không nhất thiết tăng độ toả.
Hệ quả: nếu mùi giữa các nồng độ không khác nhau mấy, tác giả chọn dừng ở EDP chứ không cần đến extrait. Hệ quả nữa là các tuyên bố extrait là tốt không mấy giá trị trừ khi bạn muốn nước hoa lưu trên da hơn 16 tiếng.

Nội dung sẽ không bao giờ đưa vào (loạt) bài này: làm sao phân biệt hàng fake. Lý do: chủ động kiếm nguồn tốt mua hàng authentic rồi nên không để ý chai fake ra làm sao.
À tác giả không có tư vấn sử dụng nước hoa. Tốt nhất là cứ ra TTTM ngửi thử, thích đơn giản là thích, cho dù người khác khen nức nở mà thấy không thích thì kệ.

Nguồn tham khảo và trao đổi:
Báo cáo tài chính LVMH 2013
Andy Tauer, Founder cum Perfumer, Tauer Perfumes
Jean Francois, Regional Manager cum Perfumer, CPL Aromas
Linh Nguyễn, Chủ tiệm tạp hoá USA
Elena Vosnaki, Perfume Marketing & Prices
Barbara Thau, Behind the Spritz: What Really Goes Into a Bottle of $100 Perfume

Nguồn hình ảnh: https://dilbert.com/strips/comic/1995-10-16/