Như bài viết trước đã nói, bất kỳ làn da bạn thuộc loại nào đều cũng có lúc nhạy cảm bởi tác động môi trường bên ngoài hoặc do bẩm sinh bên trong. Làn da có thể trở nên nhạy cảm bởi nhiều lý do, ở mọi thời điểm trong cuộc đời. Khi lớp màng làm nhiệm vụ hàng rào bảo vệ da bị tổn thương sẽ gây nên tình trạng da dễ bị xâm nhập bởi các nhân tố bên ngoài, như vi khuẩn, các chất hóa học, các chất gây dị ứng và các chất khác. Chúng gây ra các triệu chứng là cơ thể rất khó chịu. Sự nhạy cảm của da thường đến bất ngờ và ở bất cứ đâu trên cơ thể. Do đó, nếu ta biết được cơ chế của da tự bảo vệ như thế nào và các nhân tố làm chúng yếu đi thì ta có thể phòng tránh được tình trạng tệ hại của da. 

Sự phòng thủ tự nhiên của da

Lớp bảo vệ cân bằng các tác động bên ngoài: Màng hydrolipid là một thành phần của lớp tế bào cấu tạo nên da, nằm ở lớp ngoài cùng, được tạo thành từ nước, axit béo và các lipid. Chúng có độ pH khoảng bằng 5, có tính axit nhẹ, bảo vệ cơ thể khỏi các cuộc tấn công của vi khuẩn và trung hòa các chất có tính kiềm như xà phòng.

Lớp sừng (tên khoa học là stramtum corneum), để lipid hoạt động lấp đầy các khoảng cách giữa các tế bào. Chúng có tính thấm, do đó chúng sẽ điều chỉnh các chất lỏng bị mất đi, nên da mềm mượt và mịn màng được là do lớp này kiểm soát được lượng ẩm. Quá trình lột da, hay bong tróc da cũng với mục đích điều chỉnh tái tạo da tự nhiên.

Các enzyme của da kích thích các tiến trình hoạt động phòng vệ: Chúng có nhiệm vụ duy trì hàng rào chức năng quan trọng, điều chỉnh độ ẩm cân bằng và thúc đẩy quá trình tái tạo da. Nếu hoạt động của các enzyme bị sụt giảm hoặc kiềm chế, sự phòng thủ của da sẽ bị yếu đi, dẫn đến không những lượng nước mất đi thông qua biểu bì tăng lên mà các chất kích thích còn có thể xâm nhập. Các chất kích thích như là xà phòng có thể làm tình trạng của da kém thông qua tác động kiềm hóa của chúng, làm da không những dễ bị viêm mà còn bị nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rút và nấm.

1.Nguyên nhân bên trong gây nên tình trạng da nhạy cảm

Cơ thể không dung nạp được một số thành phần gây dị ứng: Cơ thể theo tự nhiên bẩm sinh luôn loại trừ các chất độc hoặc phản ứng lại với những gì có hại cho cơ thể. Tùy theo mỗi cơ thể mà các chất này được hấp thu hay không. Do đó khi có sự xâm nhập của các chất gây dị ứng thông qua da thì ngay lập tức da sẽ phản ứng dị ứng ngay, và quá trình này sẽ lặp lại nếu cơ thể vẫn tiếp xúc với thành phần đó.

Các tình trạng da mặt đang có từ da thiếu nước, da khô cho đến da bị bệnh chàm (Eczema) hay chứng da ỏ ửng (Rosacea) và mụn có thể dẫn đến da nhạy cảm với các chất gây kích ứng, hương liệu và cồn.

Sự mỏng manh của làn da trẻ nhỏ và sự già cỗi của làn da lão hóa: làn da của trẻ sơ sinh thì chỉ dày khoảng 1/5 da của người lớn và có hàng rào chức năng bị hạn chế, do đó đặc biệt nhạy cảm với các ảnh hưởng từ chất hóa học, vật lý và vi khuẩn, cũng như là ánh nắng mặt trời. Còn da ở người lớn tuổi do dần mất khả năng tự bảo vệ, thoái hóa các chức năng phòng thủ nên ngày càng yếu đi, cũng như quá trình trao đổi chất chậm lại. Làn da lão hóa dần dần thiếu hụt lipid, làm da dễ bị kích ứng bởi các chất có tính kiềm như xà phòng.

Hooc-mon: là một phần quan trọng điều hòa các giai đoạn hoạt động trong cơ thể. Khi cơ thể dậy thì, trong chu kì kinh nguyệt, mang thai hay mãn kinh, sự kháng cự của da cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố nội tiết này. Ở các giai đoạn đó, cơ thể khá nhạy với các tác nhân gây kích ứng.

2.Nguyên nhân bên ngoài gây nên tình trạng da nhạy cảm

Thời tiết khắc nghiệt: nắng nóng sẽ khiến da bị mẩn ngứa, ửng đỏ, tăng quá trình đổ mồ hôi, sau đó là bốc hơi, làm làn da trở nên khô và có thiên hướng bị kích ứng. Còn lạnh quá sẽ làm giảm sự bài tiết và duy trì lớp màng hydrolipid khiến da khô hơn, mất cân bằng độ ẩm, từ đó làm da bị bong tróc, sần sùi, ngứa rát…Trong một số trường hợp, da bị khô và dày sừng còn khiến lỗ chân lông bị bít tắc, gây ra mụn.

Tia UV: các tia UV sẽ tạo nên các gốc tự do. Các gốc tự do này sẽ oxy hóa các tế bào của mô trên da và dẫn đến việc gây hại cho các mô. Hệ thống đề kháng sẽ tạo các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ da bằng cách trung hòa các gốc tự do. Nếu tiếp xúc với UV quá nhiều thì hệ thống này sẽ bị yếu đi. Nó trở nên nhạy cảm. Qua một thời gian dài tiếp xúc với nắng mà không được bảo vệ dẫn đến các tổn thương mãn tính gây ra bởi ánh nắng như là lão hóa da sớm.

Ô nhiễm môi trường: khói bụi và các yếu tố gây ô nhiễm môi trường có phân tử rất nhỏ, khi chúng bám vào da sẽ dễ dàng đi theo lỗ chân lông và gây ra hàng loạt các phản ứng dẫn đến viêm nhiễm, phá vỡ lớp màng collagen và tất nhiên là cũng gây hại cho da.

Các thành phần được thêm vào các sản phẩm chăm sóc da và mỹ phẩm: một số các chất hoạt tính bề mặt loại bỏ bụi bẩn và cũng có thể loại bỏ các lipid ở bề mặt da. Một số khác, như các thành phần trong các mùi hương, các chất tạo màu hay cồn, trong nhiều trường hợp sẽ gây kích ứng da và làm da trở nên nhạy cảm, và cũng có thểgây ra các hiện tượng dị ứng.

Tắm quá thường xuyên:các nhân tố dưỡng ẩm tự nhiên và các lipid ở bề mặt có thể bị mất đi nếu tắm hoặc rửa mặt với nước nóng và cọ xát thường xuyên. Làm sạch da với các chất hoạt tính bề mặt có thể làm da sạch sẽ nhưng cũng làm da trở nên khô, sần sùi hơn.